Papain là một enzyme sinh học có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, rất phù hợp cho những đối tượng có hệ tiêu hóa kém. Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại đường tiêu hóa. Vậy người bệnh viêm đại tràng bổ sung enzyme papain có tốt không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết này nhé!
Viêm đại tràng và những nỗi khổ sở của người bệnh
Đại tràng là phần cuối cùng của hệ tiêu hóa, nằm trong khoang bụng ở vị trí nối ruột non với hậu môn. Chức năng chính của đại tràng là chứa chất cặn bã còn lại của thức ăn chuyển hóa thành phân và thải ra ngoài.
Do thường xuyên phải chứa chất cặn bã cùng với hệ thống vi sinh vật phát triển rất mạnh ở trong nên đại tràng của chúng ra rất dễ xảy ra những tình trạng rối loạn bất thường. Và viêm đại tràng là một trong những vấn đề thường gặp nhất.
Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa với đặc trưng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng. Ban đầu viêm nhiễm sẽ xảy ra một vài lần ở mức độ nhẹ, nếu không được điều trị đúng cách cũng như xử lý kịp thời thì viêm đại tràng sẽ ngày càng nặng, tái phát liên tục và trở thành bệnh mạn tính. (mua enzyme papain)
Người bệnh viêm đại tràng sẽ thường xuyên phải khổ sở với những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng đó là:
Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng chướng hơi, ăn không tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
Rối loạn đại tiện: thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng, phân sống. Có một vài trường hợp gặp phải tình trạng ngược lại là táo bón, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài xong sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Đau bụng âm ỉ: mặc dù đau chỉ ở mức độ nhẹ không quá nặng nhưng đau dai dẳng kéo dài cả ngày.
Nếu để tình trạng viêm đại tràng kéo dài sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị suy kiệt, sụt cân nhanh chóng, Hơn nữa nếu không được điều trị đúng cách bệnh còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, hoại tử hay ung thư đại tràng…
Người bệnh viêm đại tràng có nên bổ sung papain không?
Papain là một enzyme sinh học được sử dụng phổ biến trong đời sống của chúng ta hiện nay. Enzyme này có nguồn gốc chiết xuất từ nhựa của quả đu đủ xanh.
Với tính năng chính là phân giải liên kết peptide, thủy phân chất đạm protein thành những chuỗi peptide ngắn và acid amin, papain mang lại khá nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của papain là công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. (enzyme papain là gì)
Papain đặc biệt có lợi cho những người tiêu hóa kém, hay những đối tượng đang gặp vấn đề tại đường tiêu hóa. Người bệnh viêm đại tràng sử dụng papain sẽ có được những lợi ích sau đây:
Giúp phục hồi tổn thương tại niêm mạc đại tràng nhanh hơn.
Giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm các triệu chứng đầy bụng chướng hơi, rối loạn tiêu hóa.
Giúp kháng khuẩn: papain có thể phá hủy lớp protein bảo vệ một số tế bào nấm và virus, nên sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm xảy ra do những tác nhân này gây nên.
Giúp chống viêm, giảm đau: papain có thể phá vỡ các phức hợp miễn dịch gây viêm trong cơ thể nên sẽ làm giảm quá trình viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng, từ đó hạn chế được tình trạng đau bụng khó chịu ở người bệnh.
Do đó, người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung enzyme papain để hỗ trợ điều trị một cách tốt hơn, nhanh chóng phục hồi lại tình trạng sức khỏe như ban đầu.
Papain và rất nhiều ứng dụng hữu ích khác
Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, papain còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề nữa, đó là:
Ứng dụng trong ngành thuộc da: giúp loại bỏ lông, làm mềm da, giúp da dễ nhuộm màu. (papaya là gì)
Ứng dụng trong sản xuất các chất tẩy rửa vệ sinh: nước rửa chén, bột giặt, nước lau sàn, lau bếp…
Ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ tiêu hóa cho động vật.
Ứng dụng trong chế biến nông sản: papain giúp thủy phân protein thực vật trong các loại nông sản như đậu nành, lúa mì, đậu Hà Lan, đậu, ngô, lúa mạch…
Ứng dụng trong ngành chế biến thịt: giúp làm mềm thịt, cải thiện chất lượng và độ ngon của các loại sản phẩm chế biến từ thịt.
Ngoài ra, papain còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như: sản xuất bia rượu, bánh mỳ, bánh nướng, mỹ phẩm làm đẹp da