IRC-Galleria

jerrylost

jerrylost

 
Quá trình GPU là gì - Phân biệt giữa GPU và CPU

Một vài năm trở lại đây, trong lĩnh vực đồ họa máy tính tính thì các công nghệ ngày càng đổi mới và phát triển. Những công nghệ mới xuất hiện đã giúp con người xử lý nhiều công việc phức tạp liên quan đến đồ họa chuyên dụng. Đặc biệt là lĩnh vực mới trí thông minh nhân tạo GPU đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Để hiểu chi tiết về GPU là gì, quá trình gpu là gì cũng như có những đánh giá, phân biệt giữa GPU và CPU mời bạn cùng chúng tôi theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tại, các tựa game thường khá nặng và yêu cầu về phần cứng tương đối cao. Những hình họa 3D trong game yêu cầu đồ họa chân thực chi tiết đến cả màu da, ngọn tóc của từng nhân vật. Vì thế, câu hỏi đặt ra lúc này là làm sao để nhìn được chính xác đến từng tiểu tiết như thế. Sự có mặt của GPU sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.


1. GPU là gì

GPU (Graphics Processing Unit) được hiểu là bộ xử lý những tác vụ có liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Trên GPU có rất nhiều những tính năng ưu việt và vượt ra so với trình điều khiển đồ họa cơ bản.

D27rq0E.jpg


GPU trong máy tính


GPU được dùng trong các hệ thống nhúng, máy trạm workstation, máy tính cá nhân, máy tính chơi game... Dễ nhận biết nhất là GPU ở trong máy tính cá nhân laptop, CPU thường xuất hiện ở Card đồ họa hoặc có thể được gắn trên Maiboard.


2. Phân biệt giữ GPU và CPU
CPU là tên viết tắt của (Central Processing Unit) hiểu cơ bản nhất là một cơ quan đầu não trong máy tính có vai trò chính là phân tích và xử lý dữ liệu được truyền tải đến thông qua các tập lệnh.


GPU (Graphic Proccessing Unit): Là bộ vi xử lý chuyên phân tích những tác vụ liên quan tới đồ họa và video, những khối dữ liệu hình ảnh. Khác với CPU, GPU chuyên thực hiện nhiệm vụ xử lý những tác vụ hình ảnh.


Trên thị trường hiện nay, có hai thương hiệu sản xuất GPU nổi tiếng nhất, được nhiều người dùng chọn lựa nhất chính là Nvidia và AMD/ATI. Ở mỗi thương hiệu, sản phẩm GPU lại có những đặc điểm và lợi thế ưu việt riêng.

Ngoài ra, GPU còn hỗ trợ xử lý thông tin đa luồng, song song và bộ nhớ ở tốc độ cao. Hiện nay, kỹ thuật GPU cũng đang dần trở nên dễ lập trình hơn, mang đến nhiều lợi thế hơn cho việc gia tăng tốc xử lí nhiều chương trình với nhiều mục đích khác nhau, hơn cả những chíp xử lí thông thường (CPUs).


qNLXi1T.jpg

GPU chuyên phân tích những tác vụ liên quan tới đồ họa và video

Điểm khác biệt đáng nhắc đến nhất của 2 loại chíp này là ở khả năng xử lí dữ liệu. Nếu ở GPU được thiết kế để phục vụ riêng cho việc tính toán, mà còn là tính toán, xử lý các thông tin luồng song song, đúng những điều mà kỹ thuật sắc nét hình ảnh cần đến. Có đến 80% transistors của chíp được sử dụng cho việc tính toán dữ liệu chứ không dùng để nhận dữ liệu và điều khiển luồng thông tin. Vì các chức năng này đã được thực hiện với thuật toán cao cấp hơn trên mỗi thuộc tính của dữ liệu rồi.



3. Chức năng của GPU
Với những công nghệ trước đây, CPU trong máy tính thường sẽ kiêm luôn chức năng của GPU nhờ một chương trình là IGPU. Hãy hiểu đơn giản là GPU đã được tích hợp sẵn trong CPU. Thế nhưng, điểm hạn chế của IGPU này là khó có thể đáo ứng được nhu cầu khối lượng công việc quá lớn.

Vì thế, trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, GPU được thiết kế với những điểm hoàn toàn khác biệt và có khả năng bổ trợ cho CPU.



GPU xuất hiện trên các sản phẩm máy tính đã giúp giảm bớt khối lượng công việc cho CPU. Trong đó, CPU sẽ đảm nhận vai trò kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của riêng mình cho những nhiệm vụ khác trong hệ thống. Nhờ điều này, có thể giải quyết những áp lực trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cũng như rất tiết kiệm thời gian.



twFstsZ.jpg

GPU sử dụng transistor nhiều hơn cho việc tính toán



Từ khi có sự xuất hiện của GPU đến nay thì công nghệ xử lý render với GPU và những bài toán thực tế mang lại những cho người dùng những hình ảnh có độ sắc nét cao và vô cùng mượt mà. Hiện nay, GPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong máy tính, không chỉ hỗ trợ các game 3D và các phần mềm kiến trúc như Vray, 3Dsmax , Corona… mà còn là những phần mềm dựng hình ảnh và làm video chuyên nghiệp như Camtasia, Adobe Premiere, After Effects...



4. Ứng dụng thực tế của GPU
- Trong game: Các tựa game hiện nay đều sử dụng GPU vì thế những trò chơi này đều có hình ảnh vô cùng mượt mà. Thực tế, đa số các Streamer hay những game thủ chơi game chuyên nghiệp với các tựa game PUBG hay Call Of Duty... đều cần GPU để xử lý.


- Trong đồ họa hình ảnh và video: lõi Cuda core của GPU có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dựng hình vẽ hình. Ngoài ra, trong làm video thì GPU sẽ tiếp nhận và xử lý khối lượng lớn các tệp lệnh từ người dùng. Ở đây, GPU sẽ giúp bạn xử lý và tính toán điều đó.


- Ứng dụng: Trí thông minh nhân tạo là lý do mà GPU đang được phổ cập rộng rãi. Đó là: tính toán y khoa, điện tử, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học, thăm dò dầu khí...


Những thông tin được chia sẻ trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu được GPU là gì, quá trình GPU là gì và có thể phân biệt giữa GPU và CPU. Để có nhiều hơn những thông tin về máy tính mời bạn theo dõi những nội dung tiếp theo mà Máy Tính Trạm chia sẻ nhé.

Nguồn: https://maytinhtram.vn/qua-trinh-gpu-la-gi-phan-biet-giua-gpu-va-cpu.html

Etkö vielä ole jäsen?

Liity ilmaiseksi

Rekisteröityneenä käyttäjänä voisit

Lukea ja kirjoittaa kommentteja, kirjoittaa blogia ja keskustella muiden käyttäjien kanssa lukuisissa yhteisöissä.