IRC-Galleria

Răng bị sứt mẻ là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng mà đặc biệt còn tác động trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ trên gương mặt. Răng sứt mẻ là nguyên nhân khiến chúng ta mất tự tin trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Răng bị sứt mẻ thì nên xử lý như thế nào-1

Nguyên nhân răng bị sứt mẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị sứt mẻ, có thể từ tác động của áp lực bên ngoài như: va đập, tai nạn, xô xước,… khiến răng bị mẻ một phần hoặc thậm chí toàn bộ thân răng.

Ngoài ra, những yếu tố về dinh dưỡng từ bên trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân cần được chú ý. Vì hiểm họa của chúng mang tính chất lâu dài hơn, không chỉ khiến răng bị sứt mẻ mà thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng gãy răng.

Răng bị sứt mẻ thì nên xử lý như thế nào-2

Răng bị sứt mẻ thì nên xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng nghiêm trọng mà sẽ có các phương pháp xử lý răng bị sứt mẻ khác nhau. Bạn cần đến khám tại trung tâm nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả, không nên chẩn đoán chủ quan tại nhà.

Xem Thêm: Nuốt kem đánh răng thường xuyên có vấn đề gì không

Đối với người trưởng thành, các răng hàm vĩnh viễn sẽ không thể tái tạo hay tự phục hồi. Do đó, khi răng bị sứt mẻ thì sự can thiệp của giải pháp nha khoa là điều vô cùng cần thiết để làm lại mô răng bị mất, tái hoàn thiện chức năng nhai của răng và đảm bảo về chức năng thẩm mỹ trên gương mặt, giúp chúng ta thoải mái và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Hiện nay, các phương pháp nha khoa xử lý răng bị sứt mẻ được xây dựng dựa trên hai tác động chính:

Răng bị sứt mẻ thì nên xử lý như thế nào-3

1. Trám răng thẩm mỹ
Đây là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và chỉ hiệu quả với những trường hợp răng bị sứt mẻ mức độ thấp. Trám răng thẩm mỹ có tác dụng hồi phục bề mặt răng trầy xước, hoặc vết vỡ nhỏ trên răng, khôi phục tình trạng răng bị ố vàng, hỗ trợ điều trị sâu răng và viêm tủy, viêm nướu,…

Các mô răng bị mất sẽ được bác sĩ sử dụng khí cụ nha khoa và các vật liệu nha khoa nhân tạo để lấp đầy. Các loại vật liệu này thông thường sẽ có tính dẻo để thuận tiện trong việc uốn nắn, định hình bên ngoài theo hình dạng ban đầu của răng, màu sắc dễ điều chỉnh phù hợp với màu răng tự nhiên và đặc biệt có độ bền tương đối cao, giúp răng hoàn thiện cả chức năng nhai và chức năng thẩm mỹ gương mặt.

2. Bọc răng sứ
Chức năng gần như tương tự với trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để xử lý tường hợp răng bị sứt mẻ.

Với thủ thuật này bác sĩ sẽ chế tạo mão sứ từ dấu răng và chụp mão sứ lên phần răng bị mất. Điều này đảm bảo, mão sứ sẽ hoàn toàn tự nhiên và trùng khớp với phần răng còn lại.

Hơn nữa, bọc răng sứ có độ bền rất cao, khoảng trên dưới 20 năm tùy vào quá trình bảo vệ răng sau đó của bệnh nhân, cũng như loại mão sứ được lựa chọn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp nha khoa bọc răng sứ đó là tiến hành trong khoảng thời gian dài và có chi phí tương đối cao.

Etkö vielä ole jäsen?

Liity ilmaiseksi

Rekisteröityneenä käyttäjänä voisit

Lukea ja kirjoittaa kommentteja, kirjoittaa blogia ja keskustella muiden käyttäjien kanssa lukuisissa yhteisöissä.