IRC-Galleria

Blogi

« Uudemmat - Vanhemmat »
ly-do-ma-so-ma-vach-khong-quet-duoc-848x478.jpg

Nhiều trường hợp thường gặp của các doanh nghiệp là sau khi in mã số mã vạch lên sản phẩm thì không thể quét được bằng máy quét hay điện thoại. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh, làm hàng hóa bị tồn kho khi các đối tác không chấp nhận được việc này, bên cạnh đó, mã số mã vạch cũng ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Không Thể Quét Mã Số Mã Vạch Bằng Máy Quét
1. Mã vạch in quá mờ

Việc in mã vạch cũng phải lựa chọn máy in chất lượng, đảm bảo in ra các mã số mã vạch không bị nhòe, dính vào nhau, không quá mờ đến nổi mất một phần hoặc mờ toàn bộ mã vạch. Điều này sẽ khó cho máy quét có thể quét được mã vạch của sản phẩm. Đối với những trường hợp này, chỉ còn cách nhập dãy mã số trong dãy mã số mã vạch để biết được thông tin sản phẩm. Hãy kiểm tra độ phân giải in, đầu in trước khi in vì điều này có thể là một trong những nguyên nhân làm chất lượng in của mã số mã vạch kém đi.

2. Màu nền gần trùng với màu của mã vạch

Do nhiều doanh nghiệp muốn dãy mã số mã vạch của mình được đẹp, nên in trên các nền có chi tiết chữ viết, hoặc hoa văn, hoặc các nền không làm phân biệt rõ được dãy mã số mã vạch. Điều này đã vô tình làm cho máy quét không thể đọc được mã vạch trên sản phẩm.

Cách phối hợp màu tốt nhất đối với mã vạch là vạch đen trên nền trắng (các khoảng cách và vùng trống).​

Nếu muốn sử dụng màu khác thì nên tham khảo cách kết hợp màu sau đây:

Màu mã vạch:
Các mã vạch GS1 yêu cầu màu tối cho vạch (ví dụ: đen, xanh da trời đậm, nâu đậm hoặc xanh lá cây đậm).

​Các vạch phải luôn đồng màu và không được in theo kiểu chồng màu.

Màu nền:
Phần nền vùng trống và khoảng trống phải là màu trắng hoặc màu nhạt.

3. Máy đọc chưa kích hoạt loại mã vạch đang muốn quét

Một số loại mã vạch thông thường được kích hoạt mặc định trong máy quét, nhiều loại mã vạch khác phải được kích hoạt bằng tay trước khi đọc. Phải đảm bảo rằng máy quét mã vạch đang sử dụng được cấu hình để đọc các loại mã vạch đang muốn quét.

4. Mã số chưa được mã hóa đúng

Barcode (mã vạch) thật ra chỉ là một cách mã hóa các con số (và cả chữ) thành các vạch sọc có kích thước khác nhau. Khi dùng máy đọc barcode để đọc, sẽ nhận được một dãy các con số giống như dãy số ghi ở bên dưới mã vạch. Do đó, phải đảm bảo rằng các con số được mã hóa đúng thì máy quét mới có thể đọc được chính xác thông tin sản phẩm.

Không Thể Quét Mã Số Mã Vạch Bằng Điện Thoại

Việc quét mã số mã vạch bằng điện thoại phải dùng các phần mềm chuyên quét như Icheck, Barcode Việt, QR Code, GCheck,…

quet-ma-so-ma-vach-bang-dien-thoai.jpg

Để thông tin về sản phẩm như: nhà sản xuất, phân phối, thông tin chi tiết sản phẩm,… được hiển thị khi dùng phần mềm quét bằng điện thoại, bạn phải liên hệ và đăng ký dịch vụ của các phần mềm kể trên. Các phần mềm quét mã số mã vạch còn có tính cập nhật thông tin sản phẩm, hiển thị đánh giá và nhận xét của người tiêu dùng dành cho sản phẩm, giúp nâng cao tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Do đó, việc hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm mỗi khi quét mã số mã vạch của sản phẩm rất có ý nghĩa với việc kinh doanh của nhà sản xuất/phân phối, tạo niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng đối với thương hiệu của doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng có sự đánh giá chính xác trước khi mua bất kỳ một sản phẩm nào.​
su-can-thiet-cua-ma-vach-848x478.jpg

Nhiều người nghĩ rằng tại sao phải vừa có mã số, vừa có mã vạch, sử dụng một trong hai thôi có được không?

Barcode (mã vạch) thật ra chỉ là một cách mã hóa các con số (mã số) thành các vạch sọc có kích thước khác nhau. Khi dùng máy đọc barcode để đọc, sẽ nhận được một dãy các con số giống như dãy số ghi ở bên dưới mã vạch, từ đó, thông tin sản phẩm sẽ được hiển thị để người đọc tham khảo.
Mã vạch được phát minh và ứng dụng từ năm 1973 là để dành riêng cho việc đọc bằng máy. Dù biết là máy móc là do con người phát minh ra nhưng máy móc làm việc một cách khoa học, theo lập trình có sẵn, tỷ lệ sai xót rất thấp, trong khi đó, con người thì hay nhầm lẫn khi nhìn các con số, làm việc thì tùy theo tâm trạng và sự minh mẫn còn tùy thuộc vào tuổi tác.​ Bạn hãy tưởng tượng, nếu không sử dụng mã vạch, thì mỗi khi tính tiền trong siêu thị , nhân viên thu ngân phải ngồi gõ lại các con số trong dãy mã số. Khi đó, có thể dẫn đến các trường hợp sau:

Gõ sai --> Tính sai giá --> Ảnh hưởng đến doanh thu.
Gõ sai --> Tính sai giá --> Gây tranh cãi với khách hàng.
Việc thống kê số lượng hàng hóa không chính xác.
Hiển thị sai thông tin sản phẩm.
Tốn rất nhiều công sức và thời gian ngồi đánh bàn phím.

ma-so-ma-vach-giup-thu-ngan-tinh-tien-trong-sieu-thi.jpg

Nếu thay bằng cái máy đọc mã vạch sẽ đơn giản hơn nhiều và tỷ lệ sai xót sẽ giảm đến mức đáng kể.

Điểm độc đáo của mã vạch là mã vạch không phụ thuộc vào tỷ lệ in nhỏ, phóng to, đảo ngược mã số và mã vạch, chất liệu bao bì, vị trí đặt mã số mã vạch,… máy đều đọc được một cách chính xác.​

Ngày nay, mã vạch rất phổ biến, người ta có thể bắt gặp mã vạch ở mọi nơi: mã vạch ngắn, mã vạch dài, mã vạch lùn, mã vạch cao,… với nhiều màu sắc kháu nhau. Tuy nhiên, khi thiết kế và in mã vạch, cũng cần lưu ý đến các lý do làm mã số mã vạch không quét được để hạn chế mắc sai lầm, đảm bảo mã vạch in ra chất lượng tốt, máy đọc được và thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm.​
huong-dan-cach-dat-ten-doanh-nghiep-1-848x478.jpg
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, nhiều ngành nghề kinh doanh ra đời, đủ các thể loại và quy mô khác nhau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Nhưng điều quan trọng đầu tiên trước khi đi vào hoạt động là phải thành lập giấy phép kinh doanh cho cơ sở của mình.

Việc đặt tên doanh nghiệp là một điều mà nhiều doanh nghiệp đang trăn trở, liệu tên mà bạn dự định đặt cho doanh nghiệp mình có bị trùng hay không? Có bao nhiêu doanh nghiệp có tên riêng giống tên công ty bạn. trước khi đi vào hoạt động là phải thành lập giấy phép kinh doanh cho cơ sở của mình.
Hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp

Những Điều Cấm Trong Đặt Tên Doanh Nghiệp

Theo điều 39 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, những điều sau đây được xem là cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

1.Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2.Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cấu Trúc Của Tên Doanh Nghiệp
Cấu trúc của tên doanh nghiệp được viết theo:

Loại hình doanh nghiệp + (Ngành, nghề có đăng ký) + Tên riêng của doanh nghiệp.
Trong đó:
Loại Hình Kinh Doanh

Công ty trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH
Công ty cổ phần/ Công ty CP
Công ty hợp danh/ Công ty HD
Doanh nghiệp tư nhân/ DNTN/ Doanh nghiệp TN
Hộ kinh doanh cá thể/ HKD
Ngành, Nghề Có Đăng Ký

Được khuyến khích đặt, tuy nhiên không bắt buộc. Tùy theo ngành nghề của mỗi doanh nghiệp mà chọn khác nhau.

Ví dụ: Dịch vụ tư vấn, sản xuất thương mại, nhà hàng, khách sạn,…

Tên Riêng Của Doanh Nghiệp

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Ánh Dương, APF Việt Nam, Á Châu Bank,…

Tên Trùng Và Tên Gây Nhầm Lẫn
Theo điều 42 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13:

1.Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2.Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
-Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
-Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
-Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
-Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
-Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
-Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
-Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
3.Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Đặt Tên Doanh Nghiệp Như Thế Nào Để Không Bị Trùng

Trong thực tế, có nhiều tên doanh nghiệp bạn nghĩ là giống nhau nhưng tại sao họ lại hoạt động bình thường. Vấn đề quan trọng không phải nằm ở việc bạn nghĩ, mà là ở tính hợp pháp của tên doanh nghiệp đó.

Để dễ hiểu, chúng ta cùng xét ví dụ sau:

​Ví dụ: CÔNG TY TNHH / DỊCH VỤ TƯ VẤN / ÁNH DƯƠNG

Bạn có thể đặt cùng tên riêng là ÁNH DƯƠNG , nhưng loại hình doanh nghiệp và nghành nghề kinh doanh thì không được giống, 1 trong 2 cái phải khác nhau.

Ví dụ: Nnhững tên doanh nghiệp sau được chấp nhận:​

CÔNG TY TNHH / ÁNH DƯƠNG
CÔNG TY TNHH / XÂY DỰNG / ÁNH DƯƠNG​
CÔNG TY CỔ PHẦN / XÂY DỰNG / ÁNH DƯƠNG
Lưu ý: Tên công ty của bạn đặt trùng tên nhưng vẫn được chấp nhận một khi doanh nghiệp đã đặt đó bị thu hồi giấy phép, hoặc đã tuyên bố giải thể.
Có Được Đặt Tên Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Anh

Khi đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp bắt buộc phải đặt tên hoàn toàn bằng tiếng việt hoặc tên tiếng việt + các chữ cái ghép lại. Ví dụ trong hồ sơ đăng ký của công ty Ánh Dương, mục Tên doanh nghiệp đăng ký như thế này:

Tên Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ÁNH DƯƠNG COLOR
Tên Tiếng Anh: ANH DUONG COLOR CO., LTD
Tên viết tắt: A.D.C CO., LTD
Từ COLOR – Màu sắc ở đây được hiểu là 5 chữ cái ghép lại với nhau chứ không được hiểu là từ tiếng Anh. Vì vậy bạn có thể đặt một cụm từ tương tự như thế đằng sau tên riêng của doanh nghiệp mình như công ty Ánh Dương đã làm.
Việc đặt tên doanh nghiệp là một bước rất quan trọng trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh, do đó các doanh nghiệp nên tra cứu thật kỹ, tìm hiểu kỹ luật doanh nghiệp để đảm bảo đăng ký tên thành công, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chỉnh sửa nhiều lần khi đặt tên doanh nghiệp không đúng quy định hoặc bị trùng, vừa tạo thuận lời trong việc kinh doanh sau này.
« Uudemmat - Vanhemmat »